Thiết Kế Mạch In Đạt Chuẩn Quốc Tế

Đăng bởi Đỗ Hữu Quang 30/10/2020
Thiết Kế Mạch In Đạt Chuẩn Quốc Tế

Thiết Kế Mạch In Đạt Chuẩn

 

Để thiết kế được một mạch in đẹp hoàn chỉnh và đạt chuẩn bạn cần có rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thiết kế cũng như sử dụng các phần mềm thành thạo . Hôm nay dohuuquang.online xin giới thiệu với bạn một số lưu ý và những điều cần biết như sau :

1- Xếp linh kiện trong mạch in:

- Việc xếp linh kiện không đơn giản chỉ là đúng theo sơ đồ nguyên lý mà còn phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu sử dụng của mạch. Có những mạch yêu cầu thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng trong quá trình lắp ráp và sửa chữa, sủ dụng sau này (VD: nếu bạn để 1 con trở dán ở giữa 2 linh kiện có kích thước lớn hơn rất nhiều sẽ rất khó cho việc hàn cũng như sửa chữa sau này). Tuy nhiên một số mạch điện khác lại chứa linh kiện cần phải đặt đúng vị trí của nó như tản nhiệt, chiết áp, tụ lọc … để có thể đạt được hiệu suất làm việc cao nhất.

- Việc xếp linh kiện này phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của mỗi người tuy nhiên bạn có thể tham khảo những chú ý sau đây:

+ Bắt đầu đặt linh kiện với những linh kiện lớn chủ yếu và quan trọng của mạch, sau đó mới đến các linh kiện nhỏ như điện trở, tụ điện….

+ Cách ly các phần nguồn, phần số và phần tương tự.

+ Bố trí các linh kiện theo hàng, cột và định hướng giống nhau để dễ dàng tháo nắp sửa chữa.

+ Các tụ lọc nguồn nên để gần với chân VCC nhất có thể

+ Các linh kiện như công tắc, chiết áp, jumper và các thành phần điều chỉnh nên để ở chỗ dể hoạt động và điều khiển nhất.

Ngoài ra bạn lên định hướng và kiểm tra kỹ lại một lần nữa các yếu tố, thành phần, kích thước của mạch trước khi bắt đầu đi dây.

 

2- Đi dây và đặt độ rộng cho dây trong mạch in:

- Đi dây cũng giống như việc sắp xếp linh kiện không phải chỉ cần đúng theo sơ đồ nguyên lý là đạt yêu cầu mà cũng cần chú ý đến kích thước và các yêu cầu đặc biệt của mạch (nếu cần). Nên đặt tên cho từng đường dây để tránh nhầm lẫn và dễ dàng cho việc test mạch sau này. Độ rộng của dây cũng vậy, cần thiết kế độ rộng phù hợp với tải của mạch, đường đây cho dòng nhỏ thường bé hơn đường dây cho dòng lớn, tránh hiện tưởng dây không chịu được tải làm mạch nóng lên hoặc có thể bị cháy. Ví dụ với nguồn 5VCC trở xuống độ rộng thông thường là 3mm và 3,5mm với nguồn 12V…. Với dây nối các linh kiện thì độ rộng bé hơn độ rộng dây nguồn có thể bằng ½ so với dây nguồn (tùy thuộc vào loại mạch).

 

 

3- Khả năng chống nhiễu của mạch:

- Khi thiết kế mạch in ngươi thiết kế thường không chú ý đến khả năng chống nhiễu của mạch, trong quá trình thiết kế và thử nghiệm mạch hoàn toàn bình thường nhưng khi đưa vào sử dụng trong các môi trường khác nhau mạch hoạt động kém, chập trờn và có thể không hoạt động.  để tăng được khả năng chống nhiễu của mạch nên chú ý đến khoảng cách giữa các đường mạch và các yếu tố khác như đổ đồng cho nguồn, cách đặt linh kiện, chiều dài của mạch, nhiệt độ....

 

[updating]

Các tin khác

Gửi bình luận
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mãi với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0878842345 để được tư vấn

zalo
Hotline
0878842345