[ Lập Trình Pic]Bài 12: Giao tiếp module RF315
[ Lập Trình Pic]Bài 12: Giao tiếp module RF315
Chào các bạn!
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về cách lập trình truyền nhận dữ liệu bằng modulde nhận RF315 không chip.
I, SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ KẾT NỐI PHẦN THU VÀ PHẦN PHÁT RF315
II, SƠ LƯỢC VỀ RF315
1, Thông số kỹ thuật
* Bộ thu:
- Model: MX-05V
- Điện áp hoạt động: 5VDC
- Dòng hoạt động: 4mA
- Tần số thu: 433Mhz
- Kích thước: 30 * 14 * 7mm
- Anten cần lắp thêm: dài 32cm đơn lõi, có thể cuộn tròn.
* Bộ phát:
- Model: MX-FS-03V
- Khoảng cách truyền: 20200m(điện áp cấp càng cao, truyền càng xa)
- Điện áp cấp: 3.5-12VDC
- Kích thước: 19*19mm
- Tốc độ truyền: 4Kb/s
- Công suất truyền: 10mW
- Tần số truyền: 433Mhz
- Anten cần gắn thêm: dài 25cm đơn lõi có thể cuộn tròn.
- Thứ tự chân: DATA, VCC, GND.
2, Hình ảnh về RF315 thu và phát
- Module thu
- Module phát
3, Mã hóa truyền nhận dữ liệu
+ Module thu phát mình sử dụng loại không có chíp, dữ liệu truyền nhận được vi điều khiển tạo (bên phát) và thu tín hiệu vào vi điều khiển để tiến hành giải mã (bên thu).
+ Để chống nhiễu tốt cho phần phát và thu hiệu quả thì mình tiến hành mã hóa dữ liệu
- Bit 1 mã hóa thành 10
- Bit 0 mã hóa thành 01.
Điều đó sẽ giảm thiểu sai xót khi truyền nhận dữ liệu nếu trong khoảng cách truyền nhận xa.
4, Khung truyền dữ liệu ở bên phát
+ Gửi 3 byte 0xFF
+ Truyền 1 bit start có tốc độ 4ms để bắt đầu quá trình mã hóa và chuyền dữ liệu
+ Gửi dữ liệu cần truyền ở trong mảng
+ Truyền 1 bit stop có tốc độ 6ms để kế thúc quá trình
5, Khung nhận dữ liệu ở bên thu
+ Kiểm tra 3 byte 0xFF
+ Kiểm tra 1 bit start có tốc độ 4ms có đúng không để bắt đầu quá trình nhận dữ liệu
+ Nhận dữ liệu cần truyền ở trong mảng
+ Kiểm tra có 1 bit stop có tốc độ 6ms không để kế thúc quá trình nhận dữ liệu
III, CHƯƠNG TRÌNH DEMO
Các bạn tải project demo:
+ Chương trình cho mạch phát: Download.
+ Chương trình cho mạch thu: Download.
IV, VIDEO DEMO